XNK năm 2012: Quay lại “sân nhà

Nhưng khó khăn hiện nay trong việc quay trở lại thị trường đồ gỗ nội địa không hề nhỏ. Việt Nam hiện nay đã vươn lên trở thành nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn trên thế giới với kim ngạch hơn 4 tỉ đô la Mỹ mỗi năm nhưng ở thị trường trong nước, thị trường đồ gỗ lại ít được các nhà xuất khẩu chú trọng nên sản phẩm trên thị trường nội địa đa phần là của các cơ sở gỗ, mộc thủ công nhỏ lẻ, còn lại là nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 6-8% như hiện nay, nhu cầu trong nước về gỗ hàng năm tăng từ 6-11%, còn theo một số chuyên gia, thị trường đồ gỗ trong nước tăng trưởng 10-15% mỗi năm.


Nhường “sân nhà” cho hàng ngoại.
Theo đánh giá sơ bộ của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, dung lượng thị trường đồ gỗ nội địa không dưới 1 tỉ đô la nhưng đang bị hàng đồ gỗ nhập khẩu lấn át. Hiệp hội này cho rằng thị trường trong nước đang bị các sản phẩm gỗ xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan chiếm lĩnh.


Kết quả một số cuộc điều tra, khảo sát thị trường của hiệp hội từ đầu năm nay cho thấy, chỉ có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nước thuộc về các sản phẩm của Doanh nghiệp Việt Nam, còn lại 80% thuộc về các sản phẩm của các Doanh nghiệp Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...


Ông Đặng Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa), nơi quy tụ các nhà chế biến gỗ của TPHCM và các tỉnh lân cận, cho biết hàng nội thất của Trung Quốc đang thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam nhưng hàng năm, Việt Nam cũng xuất sang thị trường Trung Quốc hàng trăm triệu đô la Mỹ đồ gỗ.

Thậm chí hiện nay, Trung Quốc vươn lên trở thành nhà nhập lớn của đồ gỗ Việt Nam thì nghịch lý lại ở chỗ, phần lớn hàng nội thất của Việt Nam bán sang Trung Quốc là hàng cao cấp, dành cho người có thu nhập cao, làm từ nguyên liệu gỗ cứng, gỗ có giá trị cao như gỗ giáng hương, kết hợp với chạm trổ tinh xảo, tức đồ gỗ kết hợp với mỹ nghệ.


Các Doanh nghiệp Trung Quốc thì bán đồ gỗ nhiều sang Việt Nam chủ yếu ở phân khúc dành cho người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, với sản phẩm làm từ nguyên liệu gỗ MDF và gỗ tạp có giá rẻ. Do vậy mà hàng nội thất giá rẻ của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng là điều dễ hiểu, theo ông Hùng.


Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến đồ gỗ giá thấp của Trung Quốc chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam là do chính các Doanh nghiệp Việt Nam ít chủ động sản xuất phục vụ thị trường nội địa.


Dù là quốc gia xuất khẩu gỗ lớn nhưng phần lớn các Doanh nghiệp Việt Nam trong hơn chục năm qua lại làm theo đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu nước ngoài, kể cả mẫu mã, thiết kế, mà các nước phát triển thì lại tiêu thụ hàng trung và cao cấp, làm từ nguyên liệu gỗ tốt. Do vậy, Doanh nghiệp trong nước không quen tự tìm hiểu thị trường nội địa, thiết kế và làm đồ gỗ cho phù hợp với khách hàng nội địa.

Phải nói rằng ở trong nước, hàng năm có hai hội chợ mang tính xúc tiến thị trường đồ gỗ có uy tín là Vifa do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM tổ chức và Expo do Sở Công Thương TPHCM tổ chức dưới sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và UBND TPHCM. Trước năm 2010, gần như năm nào, các hội chợ nói trên đều chú trọng đến chủ yếu xúc tiến xuất khẩu khi mà xuất khẩu đồ gỗ còn tăng trưởng nóng, còn 2 năm trở lại đây, các hội chợ nói trên đã chú trọng nhiều hơn tới thị trường nội địa.


Vifa 2010 cách nay 2 năm đã được Hawa chú trọng tới xúc tiến xúc khẩu kết hợp với quảng bá, tiêu thụ ở thị trường nội địa. Sau đó, Hawa đã nhiều lần điều tra, khảo sát thị trường đồ gỗ nội địa. Theo kết quả khảo sát của Hawa ở 96 Doanh nghiệp hội viên, doanh số thị trường nội địa của các Doanh nghiệp trong diện khảo sát trong năm 2011 lên đến 101,6 triệu đô la Mỹ, điều đó chứng tỏ các Doanh nghiệp đồ gỗ có khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa, phát triển bền vửng bằng cả “hai chân” là xuất khẩu kết hợp với tiêu thụ nội địa.

Nhưng khó khăn hiện nay trong việc quay trở lại thị trường đồ gỗ nội địa không hề nhỏ. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nêu thực tế, người sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam phải tự lo từ lúc làm ra sản phẩm, rồi lại phải tự đi tiêu thụ. Như vậy, với thị trường đồ gỗ trong nước thì kênh bán lẻ không có, kênh bán buôn không có.


Thứ hai, thuế xuất khẩu đồ gỗ hiện nay là 0%, trong khi đó tiêu thụ đồ gỗ nội địa lại chịu nhiều loại thuế hơn mà các Doanh nghiệp gỗ muốn quay lại thị trường nội địa phần đông là Doanh nghiệp nhỏ, thiếu vốn, không có kinh phí xây dựng hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối.


Mấy năm qua, các Doanh nghiệp đồ gỗ hội viên của Hawa đã từng nhiều lần đề cập đến khả năng hùn vốn mở một Công ty chuyên làm tiếp thị, phân phối, xây dựng hệ thống phân phối cho thị trường đồ gỗ nội địa nhưng quả là không dễ dàng chút nào. Do vậy mà hiện nay, ngoài sự hỗ trợ phần nào của hội, các Doanh nghiệp đồ gỗ vẫn tự bơi trên thị trường nội địa.


Các Tin Khác


Hỗ trợ