Đồ gỗ kỳ vọng thị trường Mỹ

Cập nhật lúc 20:59, Thứ Hai, 18/03/2013 (GMT+7)

Xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đầu năm 2013 có tín hiệu tốt hơn, đây cũng là niềm vui của nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ xuất khẩu. Nguyên nhân khiến thị trường đồ gỗ ở nước này ấm lên nhờ ở một số bang, như: California, Arizona, Hawaii… thị trường bất động sản đã có phần cải thiện.

Xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đầu năm 2013 có tín hiệu tốt hơn, đây cũng là niềm vui của nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ xuất khẩu. Nguyên nhân khiến thị trường đồ gỗ ở nước này ấm lên nhờ ở một số bang, như: California, Arizona, Hawaii… thị trường bất động sản đã có phần cải thiện.

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty gỗ Hố Nai (phường Long Bình, TP.Biên Hòa).      Ảnh: V.Nam
Khách hàng nước ngoài đang tìm hiểu về sản phẩm đồ gỗ của Công ty Lâm Hoàng Phát (phường Tân Biên, TP.Biên Hòa) tại Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần thứ 6. Ảnh: V.Nam

Khép lại Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần thứ 6 (VIFA 2013) do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh vừa qua cho thấy, lượng khách hàng đến từ Mỹ vẫn khá đông, chiếm gần 17%, trong khi đó lượng khách từ Liên minh châu Âu (EU) chỉ hơn 15%. Ban tổ chức cũng cho biết, nhiều DN đã ký được hợp đồng với thị trường này.

* Giá trị cao

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc DN tư nhân Kiến Phúc ở huyện Trảng Bom so sánh, mỗi container hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ có giá trị cao bằng 3 container hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và nhiều nước ở châu Á. Đây là lý do khiến nhiều DN chế biến gỗ luôn muốn thâm nhập vào thị trường này. Ngoài ra, các sản phẩm tiêu thụ tại Mỹ có yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe như thị trường EU. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), trong 2 tháng đầu năm 2013, ngành gỗ Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 830 triệu USD, tăng trên 36% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam vẫn đang là quốc gia đứng thứ hai ở châu Á, đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Theo số liệu của Sở Công thương Đồng Nai, 2 tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ trong tỉnh đạt 62,8 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2012.

Cũng theo Vifores, kể từ tháng 3 này, thị trường EU áp dụng “quy định về trách nhiệm giải trình” đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu vào thị trường này, đây cũng là một bất lợi lớn, vì vậy Vifores dự báo trong năm nay thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức tại thị trường EU. Yêu cầu của EU, bất kỳ một lô hàng nhập khẩu nào DN phải chứng minh được sản xuất theo quy định khai thác gỗ và theo quy chế của EU. Vifores cũng dự báo trong năm nay, thị trường truyền thống EU có thể tăng trưởng âm, trong khi đó, dự kiến xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ năm 2013 sẽ tăng 18%, Trung Quốc tăng 15% và Nhật Bản khoảng 12%.

* Chú ý luật Lacey

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cho rằng, ở Mỹ luật Lacey (kiểm soát nguồn gốc gỗ và các chất độc hại) đã có nhưng đến nay vẫn chưa thực sự kiểm soát khắt khe đối với việc thực thi luật này. Tại hội thảo “Nâng cao năng lực xuất khẩu sản phẩm gỗ bằng chứng nhận FSC-COC” diễn ra vào giữa tháng 3 tại TP.Hồ Chí Minh, đơn vị cấp chứng chỉ quản lý, khai thác rừng bền vững ở Việt Nam cho biết, hiện trong nước chưa có nhiều DN chế biến và xuất khẩu gỗ có chứng nhận của Hội đồng quản lý rừng thế giới (FSC). Gỗ nguyên liệu hợp pháp phải được nhận dạng trên toàn bộ quá trình từ khai thác đến chế biến tới tay người tiêu dùng qua hệ thống chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm (COC).

Khách hàng nước ngoài đang tìm hiểu về sản phẩm đồ gỗ của Công ty Lâm Hoàng Phát (phường Tân Biên, TP.Biên Hòa) tại Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần thứ 6.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) chia sẻ: “Nhiều DN chế biến chủ yếu nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ ba thị trường, là: NewZealand, Mỹ và EU, bởi đây chính là những quốc gia yêu cầu sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu vào những thị trường này phải có chứng nhận FSC”. Nếu như việc nhập khẩu gỗ để chế biến đáp ứng tốt các điều kiện về FSC thì lại gây khó khăn cho DN khi sản xuất những đơn hàng sử dụng nguồn nguyên liệu rừng trồng trong nước, nhất là những loại gỗ trồng phân tán, bởi lúc này việc chứng minh nguồn gốc gỗ khá phức tạp.

Vân Nam

Theo nguồn báo Đồng Nai

Xem video phóng sự hội chợ VIFA tại đây


Các Tin Khác


Hỗ trợ